Phiên bản 4.0 của Bộ tiêu chuẩn AUN-QA dùng để đánh giá cấp chương trình đào tạo bao gồm 8 tiêu chuẩn sau:
1.Kết quả học tập mong đợi (Expected Learning Outcomes);
2. Nội dung và cấu trúc chương trình (Programme Structure and Content);
3. Phương pháp giảng dạy và học tập (Teaching and Learning Approach);
4. Đánh giá sinh viên (Student Assessment);
5. Đội ngũ cán bộ học thuật (Academic Staff);
6. Dịch vụ hỗ trợ sinh viên (Student Support Services);
7. Cơ sở vật chất và hạ tầng (Facilities and Infrastructure);
8. Kết quả đầu ra (Output and Outcomes).
Không giống như các phiên bản trước, phiên bản 4.0 chia các yêu cầu nâng cao chất lượng vào các tiêu chuẩn. Ví dụ, yêu cầu nâng cao chất lượng đối với tiêu chuẩn 1: “Kết quả học tập mong đợi”, là để thấy rằng sinh viên có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Tương tự, các yêu cầu nâng cao chất lượng đối với tiêu chuẩn 2: “Nội dung và cấu trúc chương trình” sẽ là đảm bảo rằng chương trình giảng dạy được xem xét theo định kỳ, luôn cập nhật và phù hợp với nhu cầu của ngành.
Yêu cầu nâng cao chất lượng là một cách nhận phản hồi để đo lường sự cải tiến, hoặc một chu trình lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra kết quả đầu ra so với các yêu cầu được xác định trước, sau đó thực hiện hoặc điều chỉnh các yêu cầu cho lần cải tiến tiếp theo. Do đó, khái niệm PDCA (Plan-Do-Check- Action) được xây dựng vào cả trong tám tiêu chuẩn.
Phiên bản AUN-QA 4.0 được triển khai song song với văn bản “Guide Version 3.0” từ tháng 10/2021 đến tháng 9/2022 (việc triển khai bản Hướng dẫn là trên cơ sở tự nguyện). Việc triển khai đầy đủ phiên bản này được thực hiện từ tháng 10/2022 trở đi.
Nội dung chi tiết xem tại đây.